Giải cứu Trái Đất với túi không dệt thân thiện môi trường

Việt Nam cũng được biết đến là một trong những quốc gia sử dụng túi nilon vô tội vạ nhất thế giới. Môi trường nước ta cũng đang bị đe dọa từ rác thải nhựa.

Nhiều giải pháp thay thế túi nilon đã được đưa ra, nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả do phần lớn người dân còn thiếu ý thức bảo vệ môi trường, cộng thêm giá thành của túi nilon lại rẻ.

(ảnh internet)

Túi nilon khoai mì thân thiện với môi trường

Không chỉ tại Ấn Độ, Indonesia cũng được biết đến là quốc gia thải rác thải nhựa ra biển nhiều thứ hai thế giới mặc dù chính phủ nước này đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế, như đánh thuế dùng túi nilon. Tuy nhiên, mức phạt quá thấp chưa có sức răn đe.

Theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, hàng năm quốc gia Đông Nam Á xả ra 64 triệu tấn chất thải, trong đó 14% là nhựa, góp phần đưa nước này xếp ở vị trí thứ 2 thế giới về rác thải nhựa trên biến, sau Trung Quốc.

Để giải quyết tình trạng rác thải nhựa, một doanh nghiệp ở Bali, Indonesia đã đưa ra sáng kiến độc đáo là chế tạo những chiếc túi làm từ sắn - một loại rễ cây giá rẻ và nhiều tại Indonesia.

Kevin và người bạn học làm trong lĩnh vực nghiên cứu nhựa sinh học của mình đã cùng làm ra một loại túi có thành phần là bột khoai mì, dầu thực vật và nhựa hữu cơ.

(ảnh internet)

Chiếc túi được làm ra có khả năng tự phân huỷ trong thời gian vài tháng trên cả đất liền lẫn trên biển, hoặc phân hủy ngay lập tức trong nước nóng. Kumala tuyên bố rằng nhựa hữu cơ của mình không hề có chất độc hại, và anh đã chứng minh bằng cách thả chiếc túi vào nước nóng rồi uống.

Kevin chia sẻ: "Túi 'khoai mì' sẽ mang lại hy vọng cho các sinh vật biển, sẽ không còn tình trạng động vật bị chết do nuốt hoặc mắc kẹt vào rác nữa".

Kevin Kumala hiện nay đang cung cấp tới 3 tấn túi 'khoai mì' cho rất nhiều cửa hiệu, khách sạn tại Indonesia. Ngoài ra, Kevin cũng đã phát triển được các sản phẩm cho đồ ăn nhanh như cốc, ống hút, dao dĩa dùng một lần và các sản phẩm đều được làm từ khoai mì và mía.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công một loại túi nilon tự hủy làm bằng bột sắn và nhựa sinh học, có tính thân thiện cao với môi trường.

Theo đó, tỷ lệ bột sắn trong loại túi này chiếm tới 35-40%, phần còn lại là nhựa phân hủy sinh học.

Loại túi này có độ bền và dai hơn túi nilon thông thường với giá thành cao hơn từ 1,5 đến 2 lần. Tuy nhiên, ưu điểm nổi trội của nó là sau khi phân hủy ra đất, chúng ta có thể trồng cây tại chính khu vực này. Các nhà khoa học dự kiến sẽ phát triển rộng rãi túi nilon tự hủy bằng bột sắn này ra thị trường, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài.

(ảnh internet)

Hy vọng với những sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường nàу sẽ góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường.

Số điện thoại liên hệ: 0903 704 975.